Nồng nàn chợ tình Khau Vai |
(Cinet)- Ngày 27/3 (Âm lịch), đá núi lại như thức giấc bởi những bàn chân hẹn về Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang để làm nên một phiên chợ thật đặc biệt. Những người phụ nữ lấy ra bộ trang phục đẹp nhất. Người đàn ông cũng sẽ diện cho mình một bộ tươm tất nhất. Ngày này, Khau Vai là điểm hẹn…
Dù là dân tộc Mông, Dao, Lô Lô người lớn trẻ nhỏ, già trẻ gái trai, chẳng ai muốn bỏ lỡ phiên chợ này, bởi mỗi năm Khau Vai chỉ họp một ngày. Tuy nhiên, đồng bào thường tụ hội về đây trước khoảng hai, ba ngày để hòa mình vào những cuộc đấu dê, bò với quy mô lớn.
Không giống như cuộc đấu bò tự phát ở phiên chợ cuối tuần, những chú bò ở Khâu Vai đã được chuẩn bị từ trước để bước vào một trận đấu thực sự. Những đấu sĩ bò được chia làm hai hạng, hạng A và hạng B. Hạng A là những đấu sĩ có trọng lượng thân hình to lớn hơn. Tương ứng với mỗi hạng sẽ là các vòng đấu. Những bộ sừng được chủ nhân chuẩn bị thật kỹ lưỡng, vót thật nhọn, mài thật sắc vì đó là vũ khí gây sát thương cao cho đối thủ và quyết định chiến thắng của mỗi đấu sĩ.
Cứ sau mỗi vòng đấu các đấu sĩ bò lọt vào vòng sau lại được chuốt nhọn thêm đôi sừng và được chăm sóc rất chu đáo. Người trọng tài cũng đuợc tham gia vào công việc này một cách thoải mái tự do. Cuộc đấu diễn ra suốt trong hai ngày để chọn ra nhà vô địch. Một điều đặc biệt hơn các cuộc chọi bò ở các vùng miền khác là những con bò chọi ở Mèo Vạc không phải nuôi để chọi mà chính là những con bò hàng ngày vẫn cày nương kéo xe.
Những trận đấu căng thẳng nhưng niềm vui được dành cả cho những người thua cuộc. Những chú bò thắng cũng như những chú bò thua trận đều nhận được sự tán dương của mọi người. Trận đấu kết thúc dù thắng hay thua cuộc những đấu sĩ bò lại trở về với chủ nhân, với công việc thường ngày cày nương làm rẫy.
Cuộc đấu bò kết thúc tất cả lại nô nức tìm về xã Khâu Vai- nơi điểm hẹn một đêm chợ tình. Khâu Vai xưa vốn không có đấu bò hay đua ngựa. Khâu Vai của một thuở chưa xa là nỗi niềm là hy vọng là mong chờ của người cao nguyên mỗi năm chỉ đến một lần. Khi mùa xuân muộn trên cao nguyên bước vào những ngày đẹp nhất cũng là lúc người vùng cao gác lại mọi công việc làm cho mình rực rỡ nhất để tìm về với Khâu Vai.
Có lẽ không ở đâu ngoài Khâu Vai- một lễ hội vừa tâm linh vừa nhân văn lại vừa đời đến vậy. Chính những giá trị nhân văn độc đáo riêng có ở chợ tình Khâu Vai đã tạo ra sự cuốn hút đến kỳ lạ và sức sống mãnh liệt lan tỏa trong đời sống tinh thần của các dân tộc vùng cao Mèo Vạc. Vì vậy, ngày nay phiên chợ này không phải chỉ của riêng Mèo Vạc, riêng vùng cao nguyên đá mà đã trở thành phiên chợ của tất cả mọi người, của du khách thập phương.
Đến với chợ tình không phải để mua bán. Đến với chợ tình để hòa nhập vào tình cảm thiêng liêng trong sáng giữa con người với con người, đến chợ tình để gặp lại người xưa, để tìm cho mình một tình yêu đích thực. Qua điệp trùng đá sắc, Khâu Vai còn lại là một câu chuyện dài về ước mơ về tình yêu về hạnh phúc lứa đôi. Có nhà thơ đã viết: “ Những cuộc tình vụng dại/ Những cuộc tình khôn ngoan/ Đã sống và đã chết ở nơi này/ Không khôn ngoan không vụng dại/ chỉ lặng chìm như đá/ Chỉ bời bời như mây”.
Trong đêm của tình yêu này, mọi người không ai được quyền phán xét. Người vùng cao đến Khau Vai tìm nhau qua tiếng khèn da diết. Mỗi một năm, điệu khèn ấy dẫu có thổi khắp bốn núi năm đèo thì cũng chỉ có thổi một lần, thổi lên ở đây trong đêm của Khau Vai. “Xin em đừng đau khổ/ không làm rẫy sẽ làm ruộng/ Không thành vợ sẽ làm người yêu/ đón em từ sớm tới chiều phong lưu”.
Đuốc để soi đường dẫn người vào hẻm núi đã quen, rượu để làm ấm thân người khi thung lũng đá vào đêm, đôi dép để bàn chân tình nhân vượt qua những mỏm đá sắc nhọn đến với nhau. Mỗi đôi tình nhân tìm cho mình một vách đá quen, để lại đôi dép ở ngoài. Người lạ sau biết thấy hai đôi dép ở đâu thì tự tìm góc núi khác. Mỗi đôi tình nhân lại có một góc núi riêng như vậy. Ai tới trước thì chờ người còn lại. Nếu hết đêm mà bạn tình không đến thì có nghĩa là người đó đã không còn trên cõi nhân gian này nữa.
Lời hẹn Khau Vai là vậy, nên có câu chuyện kể rằng, có một người đàn ông ôm rượu đợi bạn tình trong hẻm núi, khi trời vừa sáng, ông ngật ngưỡng bước lên nhìn mặt trời, khóe mắt ướt, uống cạn bầu rượu rồi đập tan vào mỏm đá. Đôi dép đeo để lại, hai chân trần dẫm lên những mỏm đá tai mèo sắc lẹm. Ông rời Khau Vai và không bao giờ trở lại nữa.
…
Đá núi Khau Vai vẫn sắc nhọn như bao năm trước, nhưng chợ Khau Vai giờ đã khác nhiều. Sau đêm hẹn bạn tâm tình, lễ hội Khau Vai trở lại với phần hội không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của bà con. Những cuộc thi làm bánh dày từ chính nguồn lương thực của đồng bào diễn ra hấp dẫn không chỉ với những người trong cuộc. Từ một phiên chợ tình, Khau Vai đã trở thành một ngày hội chung một dịp để khách thập phương tìm về và cảm nhận một chút gì đó đặc trưng cho phong vị cuộc sống vùng cao.
Ngày này, Khau Vai dần trở thành một cái chợ lớn, nơi người ta mang đến rất nhiều những thứ khác nữa, những thứ vật chất hữu hình. Nhưng có lẽ, bất kỳ một ai khi tìm đến nơi này sẽ chẳng bao giờ chạm được vào phần hồn của đêm Khau Vai nếu như không tìm thấy một tình yêu đích thực như lời một nhà thơ đã viết:
“Hãy nhìn nhau, nhìn nhau trước gió
Em sẽ thấy một Khau Vai trong số phận chúng mình…
(Khau Vai- Trần Hòa Bình).
TD
Dù là dân tộc Mông, Dao, Lô Lô người lớn trẻ nhỏ, già trẻ gái trai, chẳng ai muốn bỏ lỡ phiên chợ này, bởi mỗi năm Khau Vai chỉ họp một ngày. Tuy nhiên, đồng bào thường tụ hội về đây trước khoảng hai, ba ngày để hòa mình vào những cuộc đấu dê, bò với quy mô lớn.
Không giống như cuộc đấu bò tự phát ở phiên chợ cuối tuần, những chú bò ở Khâu Vai đã được chuẩn bị từ trước để bước vào một trận đấu thực sự. Những đấu sĩ bò được chia làm hai hạng, hạng A và hạng B. Hạng A là những đấu sĩ có trọng lượng thân hình to lớn hơn. Tương ứng với mỗi hạng sẽ là các vòng đấu. Những bộ sừng được chủ nhân chuẩn bị thật kỹ lưỡng, vót thật nhọn, mài thật sắc vì đó là vũ khí gây sát thương cao cho đối thủ và quyết định chiến thắng của mỗi đấu sĩ.
Cứ sau mỗi vòng đấu các đấu sĩ bò lọt vào vòng sau lại được chuốt nhọn thêm đôi sừng và được chăm sóc rất chu đáo. Người trọng tài cũng đuợc tham gia vào công việc này một cách thoải mái tự do. Cuộc đấu diễn ra suốt trong hai ngày để chọn ra nhà vô địch. Một điều đặc biệt hơn các cuộc chọi bò ở các vùng miền khác là những con bò chọi ở Mèo Vạc không phải nuôi để chọi mà chính là những con bò hàng ngày vẫn cày nương kéo xe.
Những trận đấu căng thẳng nhưng niềm vui được dành cả cho những người thua cuộc. |
Những trận đấu căng thẳng nhưng niềm vui được dành cả cho những người thua cuộc. Những chú bò thắng cũng như những chú bò thua trận đều nhận được sự tán dương của mọi người. Trận đấu kết thúc dù thắng hay thua cuộc những đấu sĩ bò lại trở về với chủ nhân, với công việc thường ngày cày nương làm rẫy.
Cuộc đấu bò kết thúc tất cả lại nô nức tìm về xã Khâu Vai- nơi điểm hẹn một đêm chợ tình. Khâu Vai xưa vốn không có đấu bò hay đua ngựa. Khâu Vai của một thuở chưa xa là nỗi niềm là hy vọng là mong chờ của người cao nguyên mỗi năm chỉ đến một lần. Khi mùa xuân muộn trên cao nguyên bước vào những ngày đẹp nhất cũng là lúc người vùng cao gác lại mọi công việc làm cho mình rực rỡ nhất để tìm về với Khâu Vai.
Có lẽ không ở đâu ngoài Khâu Vai- một lễ hội vừa tâm linh vừa nhân văn lại vừa đời đến vậy. Chính những giá trị nhân văn độc đáo riêng có ở chợ tình Khâu Vai đã tạo ra sự cuốn hút đến kỳ lạ và sức sống mãnh liệt lan tỏa trong đời sống tinh thần của các dân tộc vùng cao Mèo Vạc. Vì vậy, ngày nay phiên chợ này không phải chỉ của riêng Mèo Vạc, riêng vùng cao nguyên đá mà đã trở thành phiên chợ của tất cả mọi người, của du khách thập phương.
Đến với chợ tình không phải để mua bán. Đến với chợ tình để hòa nhập vào tình cảm thiêng liêng trong sáng giữa con người với con người, đến chợ tình để gặp lại người xưa, để tìm cho mình một tình yêu đích thực. Qua điệp trùng đá sắc, Khâu Vai còn lại là một câu chuyện dài về ước mơ về tình yêu về hạnh phúc lứa đôi. Có nhà thơ đã viết: “ Những cuộc tình vụng dại/ Những cuộc tình khôn ngoan/ Đã sống và đã chết ở nơi này/ Không khôn ngoan không vụng dại/ chỉ lặng chìm như đá/ Chỉ bời bời như mây”.
Trong đêm của tình yêu này, mọi người không ai được quyền phán xét. Người vùng cao đến Khau Vai tìm nhau qua tiếng khèn da diết. Mỗi một năm, điệu khèn ấy dẫu có thổi khắp bốn núi năm đèo thì cũng chỉ có thổi một lần, thổi lên ở đây trong đêm của Khau Vai. “Xin em đừng đau khổ/ không làm rẫy sẽ làm ruộng/ Không thành vợ sẽ làm người yêu/ đón em từ sớm tới chiều phong lưu”.
Đuốc để soi đường dẫn người vào hẻm núi đã quen, rượu để làm ấm thân người khi thung lũng đá vào đêm, đôi dép để bàn chân tình nhân vượt qua những mỏm đá sắc nhọn đến với nhau. Mỗi đôi tình nhân tìm cho mình một vách đá quen, để lại đôi dép ở ngoài. Người lạ sau biết thấy hai đôi dép ở đâu thì tự tìm góc núi khác. Mỗi đôi tình nhân lại có một góc núi riêng như vậy. Ai tới trước thì chờ người còn lại. Nếu hết đêm mà bạn tình không đến thì có nghĩa là người đó đã không còn trên cõi nhân gian này nữa.
... Đá núi lại như thức giấc bởi những bàn chân hẹn về Khau Vai |
.... Họ tìm nhau qua câu ca, điệu khèn |
... Và qua điệp trùng đá sắc, Khâu Vai còn lại là một câu chuyện dài về ước mơ về tình yêu về hạnh phúc lứa đôi. |
Lời hẹn Khau Vai là vậy, nên có câu chuyện kể rằng, có một người đàn ông ôm rượu đợi bạn tình trong hẻm núi, khi trời vừa sáng, ông ngật ngưỡng bước lên nhìn mặt trời, khóe mắt ướt, uống cạn bầu rượu rồi đập tan vào mỏm đá. Đôi dép đeo để lại, hai chân trần dẫm lên những mỏm đá tai mèo sắc lẹm. Ông rời Khau Vai và không bao giờ trở lại nữa.
…
Đá núi Khau Vai vẫn sắc nhọn như bao năm trước, nhưng chợ Khau Vai giờ đã khác nhiều. Sau đêm hẹn bạn tâm tình, lễ hội Khau Vai trở lại với phần hội không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của bà con. Những cuộc thi làm bánh dày từ chính nguồn lương thực của đồng bào diễn ra hấp dẫn không chỉ với những người trong cuộc. Từ một phiên chợ tình, Khau Vai đã trở thành một ngày hội chung một dịp để khách thập phương tìm về và cảm nhận một chút gì đó đặc trưng cho phong vị cuộc sống vùng cao.
Ngày này, Khau Vai dần trở thành một cái chợ lớn, nơi người ta mang đến rất nhiều những thứ khác nữa, những thứ vật chất hữu hình. Nhưng có lẽ, bất kỳ một ai khi tìm đến nơi này sẽ chẳng bao giờ chạm được vào phần hồn của đêm Khau Vai nếu như không tìm thấy một tình yêu đích thực như lời một nhà thơ đã viết:
“Hãy nhìn nhau, nhìn nhau trước gió
Em sẽ thấy một Khau Vai trong số phận chúng mình…
(Khau Vai- Trần Hòa Bình).
TD
No comments:
Post a Comment